Tổng hợp mẫu lời nói đầu cuốn kỷ yếu ấn tượng

Lời nói đầu cuốn kỷ yếu cũng chính là những lời nói chân thành của ban biên tập kỳ yếu với mong muốn hướng người đọc lật mở những trang tiếp theo. Một vài mẫu “lời nói đầu cuốn kỷ yếu” được tổng hợp dưới đây giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo.

1.     Lời nói đầu cuốn kỷ yếu trường học

“Vào một ngày đầu đông trong cái se se lạnh của gió đầu mùa, cuốn kỷ yếu chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn đã hoàn thành. Đúng như tên gọi “20 năm – Hành trình những người mang lửa”, qua 60 trang, cuốn kỷ yếu đã kể những câu chuyện về “lửa”. Đó là những hình ảnh gợi về người “nhen lửa” trong những buổi đầu khó khăn; chuyện những người “truyền lửa”, thắp sáng ước mơ và khát vọng tri thức cho những tài năng tương lai. Từ ngôi nhà chung này, hàng ngàn “ngọn lửa” đã được thắp lên và đang tỏa sáng khắp mọi miền tổ quốc để làm rạng danh truyền thống hiếu học của chuyên Lê Quý Đôn.

Đó còn là câu chuyện của những người ở lại hôm nay, cứ mỗi năm, mỗi mùa lại lặng thầm tiếp tục “nhen” và “truyền lửa”, ngọn lửa của trái tim và khối óc, đam mê và sáng tạo, của những cống hiến và nỗ lực quên mình, của sự bao dung và tha thứ… với bao thế hệ học trò. Để rồi trong dịp hội trường năm nay sẽ có hàng trăm “ngọn lửa” tụ họp về và thắp lên truyền thống 20 năm của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn.

Hi vọng với cuốn kỷ yếu này, chúng ta sẽ có dịp hiểu hơn về đồng nghiệp, về thầy cô, bạn bè và mái trường của mình. Hành trình những người “truyền lửa” đã đi qua chặng đường 20 năm và hành trình đó sẽ còn được các thế hệ hôm nay tiếp bước mãi mãi. Thành công của chặng đường 20 năm nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay cần phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua những giới hạn của bản thân bởi lẽ sự sáng tạo bao giờ cũng cần đến lửa trái tim.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các thế hệ học sinh nhà trường cuốn kỷ yếu “20 năm – hành trình những người mang lửa”.

Nguồn: tham khảo

2.     Lời nói đầu cuốn kỷ yếu 40 năm thành lập của khoa Văn Học và Ngôn ngữ trường ĐHQG TP.HCM

             “ Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Khoa Ngữ văn, Khoa Ngữ văn và Báo chí trước đây) là một trong những khoa được hình thành sớm nhất, có số lượng giảng viên hùng hậu nhất, có quy mô đào tạo vào loại lớn nhất và là một trong những khoa có truyền thống vẻ vang nhất của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM (Đại học Tổng hợp TP.HCM trước đây). Từ Khoa đã có hàng chục ngàn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ra trường, đang làm việc trong các cơ quan văn hoá, báo chí, giáo dục, chính trị, kinh tế, cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bốn mươi năm hoạt động với 40 khoá đào tạo, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM.

Kể từ khoá Bổ túc 1975 đến nay, năm 2015, Khoa Văn học và Ngôn ngữ tròn 40 năm hoạt động. Các thầy cô trong Khoa và các cựu sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã quyết định tổ chức Hội Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Ngữ văn, Ngữ văn và Báo chí) để các cựu sinh viên các khoá gặp gỡ các thầy cô, ôn lại truyền thống vẻ vang của Khoa và liên kết, giúp đỡ nhau trong công việc của cá nhân cũng như cơ quan, đơn vị mình. Để chuẩn bị cho cuộc họp mặt của gần 40 khóa với hàng ngàn cựu sinh viên từ khắp các miền Tổ quốc vào ngày 12 tháng 4 năm 2015, Ban Tổ chức Hội Khoa đã gấp rút hoàn thành Kỷ yếu 40 năm – dấu ấn những thế hệ (Kỷ yếu 40 năm hoạt động của Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Ngữ văn, Ngữ văn và báo chí) – 1975-2015. Kỷ yếu này là một trong bốn công trình được xuất bản nhân dịp Hội Khoa lần này, mà ba công trình kia là: (1) Chuyên san tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 năm 2015, (2) Tuyển tập Những vấn đề ngữ văn (tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ) và (3) sách Mấy vấn đề văn học cổ điển Việt Nam của PGS. Mai Cao Chương (Trưởng Khoa đầu tiên của Khoa Văn học và Ngôn ngữ).

Kỷ yếu 40 năm – dấu ấn những thế hệ – như tên gọi của nó, nhằm ghi lại quá trình hoạt động của thầy trò Khoa Văn học và Ngôn ngữ, những thành tích đã đạt được, những kỷ niệm, những gương mặt và tên tuổi của các thầy cô, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã từng làm việc, học tập và trưởng thành từ nơi đây. Sách có 4 phần chính:

       Phần thứ nhất: 40 năm – một chặng đường, ghi lại các chặng đường phát triển của Khoa theo từng lĩnh vực hoạt động

       Phần thứ hai: Khoa Văn học và Ngôn ngữ ngày nay, giới thiệu cơ cấu tổ chức, thông tin vắn tắt tất cả các giảng viên hiện đang công tác, các thầy cô đã khuất, các thầy cô đã về hưu hay chuyển công tác khác

       Phần thứ ba: Các thế hệ sinh viên, ghi lại danh sách tất cả các sinh viên 40 khóa, các cựu học viên cao học và nghiên cứu sinh đã từng học tập ở Khoa cùng hình ảnh của thầy trò từ trước đến nay

       Phần thứ tư: Hồi ức, kỷ niệm. Phần này dành để in sáng tác thơ, nhạc, văn ghi lại cảm xúc và kỷ niệm gắn bó với thời đi học của các cựu sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Quãng thời gian rất dài, đến 40 năm; các lớp, các hệ rất nhiều mà công tác lưu trữ của chúng ta thì lại quá sơ sài, thiếu sót. Ban biên soạn chúng tôi mong muốn ghi đủ tên các hệ: tại chức, hàm thụ, mở rộng nhưng mong ước ấy không thể làm được ngay, nên đành chỉ ghi lại tên của sinh viên hệ chính quy, học viên cao học, nghiên cứu sinh mà biết chắc cũng còn lầm lẫn thiếu sót không ít. Chúng tôi đã gửi email, điện thoại, nhắn tin trên Facebook, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi từng khóa, từng lớp gửi thông tin, hình ảnh, thơ văn của lớp và cá nhân, nhưng số phản hồi lại cũng không đầy đủ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi cũng chỉ dám coi tập Kỷ yếu này như là một bước tập dượt để có một quyển kỷ yếu hoàn chỉnh với những thông tin, danh sách, hình ảnh và sáng tác thơ văn đầy đủ và chính xác hơn ở lần xuất bản sau.

 

Việc xuất bản hàng ngàn tập Kỷ yếu này là do kinh phí đóng góp của các lớp, trong đó có những đóng góp quan trọng của một số cá nhân cựu sinh viên. Chúng tôi xin cám chung tất cả, đồng thời cũng có ghi danh sách “tài trợ vàng” để cám ơn ở trang cuối tập sách. Bản thảo Kỷ yếu  này hoàn thành là nhờ công lao của các thành viên Ban biên tập, các trưởng bộ môn, trong đó có công sức đóng góp quan trọng của GS.TS Huỳnh Như Phương, PGS.TS Võ Văn Nhơn, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, TS. Lê Quang Trường, TS. Phan Mạnh Hùng, ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm. Xin thay mặt cho Ban Biên tập chúng tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô. Chúng tôi cũng hết sức cám ơn ThS. Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc NXB. ĐHQG TP.HCM, họa sĩ Đặng Đức Lợi và bộ phận kỹ thuật xuất bản đã ưu tiên dành thì giờ và công sức cho tập sách ra mắt đúng hạn.

Chắc chắn tập Kỷ yếu còn rất nhiều sai sót, chúng tôi xin nhận trách nhiệm về mình và mong chờ những đóng góp chân tình và cụ thể để chúng tôi hoàn thiện bản thảo trong lần xuất bản sau.”

                                                                         TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015

                                                                                          TM. Ban Biên tập

                                                                                       PGS.TS Đoàn Lê Giang

Nguồn tham khảo: trường ĐHQG. HCM

3.     Lời nói đầu cuốn kỷ yếu câu lạc bộ FOBIC

lời nói đầu cuốn kỷ yếu fobic

4.     Lời nói đầu cuốn kỷ yếu của trường Chính trị tại Quảng Ngãi

 lời nói đầu cuốn kỷ yếu trường chính trị

5.     Lời nói đầu cuốn kỷ yếu của khoa Công trình giao thông – trường GTVT.HCM

lời nói đầu cuốn kỷ yếu khoa công trình giao thông

Lời nói đầu cuốn kỷ yếu ấn tượng sẽ giúp người đọc hình dung tốt về cuốn kỷ yếu và có những dấu ấn khó quên trước khi đọc. Hy vọng những mẫu lời nói đầu cuốn kỷ yếu này sẽ giúp cho ban biên tập kỷ yếu có tư liệu tham khảo hữu ích.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế kỷ yếu.

Hồ Chí Minh: 0936 438 238